Cách làm bánh trung thu hình bí đỏ nhân khoai lang tím

Không giống như bánh trung thu ngày xưa chỉ có hình dáng tròn và vuông. Hiện nay, bánh trung thu được nâng cấp, cải tiến về chất lượng lẫn hình dáng bên ngoài. Hôm nay, Sông Đáy sẽ bày cho bạn cách làm bánh trung thu có hình bí đỏ vô cùng đáng yêu và thơm ngon, dễ làm.

f:id:monkwon994:20170908113656j:plain

Nguyên liệu chuẩn bị

- Phần vỏ bánh

  • Bột mỳ: 230 gam
  • Dầu ăn: 50 gam
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • Nước đường: 60 ml
  • Bột nở: 1/2 muỗng cà phê
  • Bí đỏ: 70 gam

- Phần nhân bánh

  • Khoai lang tím: 300 gam
  • Đường: 80 gam
  • Bột nếp rang: 30 gam
  • Muối: 1 ít

Cách làm bánh trung thu hình bí đỏ nhân khoai lang tím

- Phần vỏ bánh

  • Bước 1: Lấy 1 cái tô, cho vào 230 gram bột mỳ và ½ muỗng cà phê bột nở rồi trộn đều, tạo một lỗ chính giữa. Hòa chung 50 gram dầu ăn, 1 lòng đỏ trứng gà và 60 ml nước đường, rồi cho vào phần giữa tô bột, bắt đầu nhồi sơ
f:id:monkwon994:20170908113737j:plain
  • Bước 2: Hấp chín bí đỏ, tán nhuyễn rồi cho vào tô bột trên, bắt đầu nhồi thật kỹ cho đến khi tạo thành khối bột thật mịn, dẻo
f:id:monkwon994:20170908113857j:plain

- Phần nhân bánh

  • Bước 1: Rửa sạch và bỏ vỏ khoai lang tím, cắt từng lát vừa, Đặt vào xửng, cho một ít muối vào rồi hấp khoai thật chín. Dùng máy xay sinh tố xay thật nhuyễn phần khoai
f:id:monkwon994:20170908113914j:plain
  • Bước 2: Cho phần khoai nhuyễn lên chảo chống dính, cho thêm bột nếp rang, đường rồi bật bếp, bắt đầu sên nhân ở lửa vừa trong khoảng 30 phút, cho tới khi tạo ra khối nhân không dính, dẻo thì tắt bếp
f:id:monkwon994:20170908113929j:plain

- Đóng bánh

  • Bước 1: Chia phần vỏ và phần nhân thành những viên tròn theo khuôn bánh. Nếu khuôn bánh 150 gram thì chia 60 gram vỏ và 90 gram nhân bánh.
f:id:monkwon994:20170908113950j:plain
  • Bước 2: Ấn dẹt phần vỏ bánh, cho nhân bánh vào rồi bọc kín lại, vo thành những viên tròn
f:id:monkwon994:20170908114130j:plain
  • Bước 3: Lấy que xiên thịt tạo thành đường nổi cho giống quả bí. Ở chính giữa mặt trên, ấn dẹp tạo thành phần nhụy
f:id:monkwon994:20170908114231j:plain

- Nướng bánh

  • Bước 1: Trước khi bắt đầu nướng bánh, chuẩn bị và làm nóng lò nướng khoảng 15 phút ở 170 độ C.
  • Bước 2: Sắp bánh lên khay, cho vào nướng khoảng 14-15 phút tới khi bánh chín. Mang bánh ra để nguội, để một khoảng thời gian mới dùng vì khi mới nướng, bánh còn cứng và chưa ngon.

Vậy là chúng ta đã hoàn thành món bánh trung thu hình bí đỏ nhân khoai lang tím thơm ngon, hấp dẫn và không kém phần mới lạ này. Chắc chắn rằng trong đêm Trung Thu sắp tới, bạn sẽ tạo cho gia đình một sự bất ngờ và thích thú với món bánh này.

f:id:monkwon994:20170908114326j:plain

Cách làm bánh Trung thu nhân mè đen trứng muối

Mè đen là một loại thực phẩm rất quen thuộc và gần gũi với gia đình người Việt, vừa là món ngon vừa là dược phẩm hữu hiệu chữa được nhiều bệnh mà không tốn nhiều công sức. Bánh trung thu nhân mè đen trứng muối với hương vị tuyệt vời cùng lợi ích an toàn cho sức khỏe, sẽ là món bánh thích hợp cho mùa Trung Thu ấm áp sắp tới.

f:id:monkwon994:20170830173153j:plain

Chuẩn bị nguyên liệu

- Phần vỏ bánh

  • Bột mỳ: 170 gram
  • Lòng đỏ trứng gà: 1
  • Nước đường: 80 ml
  • Dầu ăn: 40 ml
  • Bột nở: ⅓ muỗng cà phê

- Phần nhân bánh

  • Đậu đỏ: 150 gam
  • Mè đen rang: 80 gam
  • Đường: 75 gam
  • Muối: ⅕ muỗng cà phê
  • Dầu ăn: 30 ml
  • Bột nếp rang: 15 gram
  • Dầu ăn: 25 ml
  • 5 lòng đỏ trứng muối ngâm rượu và gừng. Sau đó vớt ra khay nướng khoảng 5 phút ở nhiệt độ 200 độ C các bạn nhé.

Cách làm bánh trung thu nhân mè đen trứng muối

- Phần vỏ bánh

  • Bước 1: Cho 170 gram bột mỳ, 40 ml dầu ăn, ⅓ muỗng cà phê bột nở và 1 lòng đỏ trứng vào một tô lớn, rồi trộn đều. Tạo ra một lỗ ở giữa rồi cho nước đường, trộn từ trong ra ngoài thật đều
f:id:monkwon994:20170830173224j:plain
  • Bước 2: Nhồi phần hỗn hợp trên cho đến khi tạo thành khối bột mịn, dẻo. Khi kéo bột bạn thấy bột kéo dài không rời rạc là bột đạt chuẩn.
f:id:monkwon994:20170830173256j:plain
  • Bước 3: Sau đó lấy màng thực phẩm bọc bột lại để 30 phút cho bột nghỉ.

- Phần nhân bánh

  • Bước 1: Ngâm đậu đỏ trong vòng vài tiếng. Sau đó vo sạch và cho vào nồi nấu chín. Tiếp tục cho đậu đỏ, đường, mè đen vào máy xay sinh tố xay nhuyễn ra.
  • Bước 2: Cho nhân đã xay vào chảo không dính cùng với dầu, bột nếp rang sên với lửa nhỏ trong khoảng thời gian 15 phút.
f:id:monkwon994:20170830173434j:plain
  • Bước 3: Cho đến khi thấy phần nhân hơi sền sệt thì cho hỗn hợp bột mì cùng dầu ăn vào tiếp tục sên cho đến khi nhân quyện thành 1 khối không dính chảo.
f:id:monkwon994:20170830173354j:plain
  • Bước 4: Tắt bếp, để nhân hơi nguội thì chia nhân ra từng phần nhỏ rồi bọc trứng muối.
f:id:monkwon994:20170830173511j:plain

Đóng bánh

  • Bước 1: Chia vỏ bánh và nhân bánh theo tỉ lệ 1:2. Nếu bạn làm khuôn 200 gram thì bạn cân bột 70 gram và nhân 130 gram tính cả lòng đỏ trứng muối nhé.
f:id:monkwon994:20170830173535j:plain
  • Bước 2: Vo tròn phần vỏ bánh lại rồi đè dẹt miếng bột, cho nhân vào giữa vo tròn lại.
f:id:monkwon994:20170830173551j:plain
  • Bước 3: Phủ 1 lớp bột vào khuôn bánh để cho bánh không dính, cho viên bột bánh đã có nhân vào ấn mạnh và dàn đều. Tách nhẹ bánh ra khỏi khuôn

Nướng bánh

  • Bước 1: Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 210 độ C trước 10 phút.
  • Bước 2: Cho khay bánh vào rãnh giữa của lò nướng 5 phút rồi lấy ra, để bánh nguội và dùng cọ phết trứng lên mặt bánh và tiếp tục cho khay bánh vào lò nướng tiếp.
f:id:monkwon994:20170830173613j:plain
  • Bước 3: Giảm nhiệt độ xuống còn khoảng 200 độ, nướng 5 - 6 phút nữa rồi lấy bánh ra quết tiếp một lớp màu nữa rồi cho vào lò nướng tiếp 6 phút nữa là có thể cho mẻ bánh ra lò
f:id:monkwon994:20170830173631j:plain

Bánh mới nướng xong không nên ăn ngay vì bánh còn cứng. Để bánh ở nhiệt độ thoáng mát khoảng 1-2 ngày bánh sẽ xuống đường sẽ mềm và thơm hơn nhé. Hãy thưởng thức chiếc bánh mè đen trứng muối thơm ngon hấp dẫn

Xem thêm>> Cách làm bánh trung thu nướng nhân thập cẩm

Cách làm bánh trung thu nướng nhân thập cẩm

Trung Thu đến rồi, sao bạn không tự tay làm cho gia đình những chiếc bánh trung thu thơm ngon, hấp dẫn để cùng nhau quây quần thưởng thức. Sông Đáy sẽ bày cho bạn cách làm bánh trung thu nướng nhân thập cẩm có hương vị độc đáo, tuyệt vời.

f:id:monkwon994:20170830172051j:plain

Chuẩn bị nguyên liệu

- Phần vỏ bánh

  • Bột mỳ: 500 gram
  • Bột nở: ⅓ muỗng cà phê
  • Nước đường: 350 gram (cách nấu bên dưới) gồm 1kg đường vàng, 1kg nước, 1/8 quả dứa (để nguyên miếng), nước cốt một quả chanh, 50 gram mạch nha
  • Nước tro tàu: 1 muỗng cà phê
  • Dầu ăn: 100 gram
  • Trứng gà: loại to, lấy 1 lòng đỏ hay 2 lòng đỏ trứng gà ta nhỏ
  • Rượi mai quế lộ: 1 muỗng cà phê

- Phần nhân bánh

  • Hạt điều rang đã bóc vỏ: 100 gram
  • Mứt bí: 100 gram
  • Mứt sen: 100 gram
  • Hạt dưa rang bóc vỏ: 100 gram
  • Vừng rang: 80 gram
  • Lạp xưởng: 3 cây
  • Mỡ đường: 100 gram ( cách nấu bên dưới) với gồm phần mỡ +đường
  • Lá chanh: 8-10

- Phần làm nhân kết dính

  • Rượu mai quế lộ: 70 ml
  • Nước đường: 1 muỗng cà phê
  • Dầu hào: 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 70 ml
  • Ngũ vị hương: ½ muỗng
  • Bột nếp rang: 70 gram

- Hỗn hợp quết mặt bánh

  • 2 lòng đỏ trứng
  • Dầu ăn: 1 muỗng cà phê
  • Nước màu dừa: 1/2 muỗng cà phê

Cách làm bánh trung thu nướng nhân thập cẩm

- Phần nước đường: thường được nấu trước một tháng trước khi làm bánh, để cho màu bánh đẹp hơn

  • Bước 1: Cho nguyên liệu vào nồi rồi bắt bếp nấu sôi cho đường tan, giảm lửa và nấu trong 1 giờ
  • Bước 2: Cho 50 gram mạch nha vào rồi nấu tiếp cho đến khi đường cô đặc còn khoảng 1,4 kg

- Phần mỡ đường: nên ướp trước 1 ngày trước khi làm bánh

  • Bước 1: Thái hạt lựu phần mỡ rồi đun nước luộc mỡ khoảng 3 phút, rồi đổ mỡ ra cho ráo nước
  • Bước 2: Trộn mỡ chung với đường theo tỉ lệ 2:1. Sau đó để mỡ ở chỗ thoáng mát cho chuyển màu trong là được

- Phần hỗn hợp quét mặt bánh: Cho hỗn hợp trên vào tô, đánh tan đều rồi lọc qua rây

- Phần vỏ bánh

  • Bước 1: Cho bột nở và bột mỳ vào tô lớn, trộn đều, khoét lỗ tròn ở giữa rồi cho  350 gram nước đường, 1 muỗng cà phê nước tro tàu, 100 gram dầu ăn, 1 lòng đỏ trứng, 1 muỗng cà phê rượu mai quế lộ vào.
f:id:monkwon994:20170830172146j:plain
  • Bước 2: Dùng muỗng trộn từ trong ra ngoài thật đều. Nhào phần hỗn hợp cho đến khi tạo ra khối bột mịn, không dính tay
f:id:monkwon994:20170830172204j:plain
  • Bước 3: Dùng bao bọc thực phẩm bọc khối bột lại rồi ủ trong 30 phút
f:id:monkwon994:20170830172221j:plain

- Phần nhân bánh

  • Bước 1: luộc chín lạp xưởng, để ráo rồi xắt hạt lựu rồi cho lạp xưởng, hạt điều rang, mứt bí, mứt sen vào máy xay sinh tố xay sơ cho các nguyên liệu có kích cỡ phù hợp và hòa quyện hơn.
f:id:monkwon994:20170830172242j:plain
  • Bước 2: Cho 80 gram vừng rang, 100 gram mỡ đường và 8 lá chanh thái sợi vào hỗn hợp trên rồi trộn đều
  • Bước 3: Pha 70 ml rượu, ½ muỗng ngũ vị hương, 1 muỗng cà phê nước đường, 1 muỗng cà phê dầu hào và 70 ml nước lọc hòa chung với nhau.
f:id:monkwon994:20170830172302j:plain
  • Bước 4: Cho hỗn hợp trên vào phần nhân bánh, trộn đều, rắc thêm bột bánh gạo nếp vào để tạo độ kết dính, cuối cùng sẽ tạo ra phần nhân được vo chắc tay, không rời rạc

- Đóng bánh

  • Bước 1: Chia phần vỏ và phần nhân thành những viên tròn bằng nhau theo tỉ lệ, tùy theo trọng lượng bánh phù hợp với khuôn bánh mà cân nhân, nhân chiếm 2/3, vỏ 1/3 trọng lượng bánh.
f:id:monkwon994:20170830172333j:plain
  • Bước 2: Ấn dẹt phần vỏ bánh rồi cho nhân vào giữa, bọc lại thật kỹ, khít rồi vo viên bột cho tròn
f:id:monkwon994:20170830172354j:plain
  • Bước 3:  Quệt một lớp dầu mỏng vào khuôn bánh, cho bánh vào rồi ấn thật chắc tay, gõ nhẹ cho bánh rời ra. Bánh sau khi tạo hình thấy rõ phần hoa văn trên mặt là được
f:id:monkwon994:20170830172414j:plain

- Nướng bánh

  • Bước 1: Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C trước 10 phút.
  • Bước 2: Cho bánh vào lò, nướng khoảng 10 phút, cho bánh ra rồi xịt một lớp nước nhẹ trên vỏ mặt bánh, để nguội
f:id:monkwon994:20170830172431j:plain
  • Bước 3: Dùng chổi lông mềm quết phần hỗn hợp đã chuẩn bị lên mặt bánh. Chú ý không để trứng bám quá dày lên mặt bánh và ko quết mạnh tay sẽ bị mất hoa văn bánh.
f:id:monkwon994:20170830172449j:plain
  • Bước 4: Cho bánh vào lò nướng tiếp 10 phút rồi lập lại như cũ cho đến 3 lần là bánh chín. Lần nướng cuối bạn để ý sau khi nướng khoảng 10 phút mà bạn muốn có màu đẹp hơn thì có thể nướng lâu hơn một chút.

Bánh mới nướng có thể hơi cứng nhưng sau 1 ngày bánh sẽ xuống dầu và có màu nâu bóng đẹp.

Cuối cùng bạn đã làm ra một mẻ bánh trung thu nướng nhân thập cẩm thơm ngon rồi.

Bánh trung thu dẻo truyền thống

Bày cúng bánh trung thu vào đêm Trung Thu đã là truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Bên cạnh bánh trung thu nướng mà mọi người quen thuộc, còn có một loại bánh luôn xuất hiện bên cạnh, đó chính là bánh trung thu dẻo, loại bánh trung thu cũng rất đặc biệt phổ biến ở Việt Nam

f:id:monkwon994:20170826130314j:plain

Đặc điểm

Theo truyền thống, khi Trung Thu đến, mỗi nhà đều phải bày ra cặp bánh trung thu nướng và dẻo, có hình vuông và tròn, tượng trưng cho trời và đất, mặt trăng và mặt trời để cúng lên ông bà tổ tiên, thể hiện sự hài hòa của đất trời. Khi bánh trung thu nướng nổi tiếng ở khắp các nước Châu Á, và tên gọi tiêu biểu là bánh trung thu, thì bánh dẻo hay bánh trung thu dẻo với hương vị đặc biệt, đặc trưng cho dân tộc ta bên cạnh bánh chưng, bánh giầy…

f:id:monkwon994:20170826130349j:plain

Hình dáng bên ngoài

Bánh trung thu dẻo đa số thường hình tròn, có màu trắng trong. Trên mặt bánh thường được in những hoa văn, biểu tượng đẹp mắt tùy theo khuôn bánh. Bánh ở Hà Nội thường ngọt hơn trong miền Nam, đường kính của bánh thường rất lớn, gần bằng chiếc mâm, thể hiện hình dáng của vầng trăng lớn và trắng ngà trong biểu tượng ý nghĩa đoàn viên cùng gia đình và tình yêu khăng khít giữa vợ chồng

f:id:monkwon994:20170826130404j:plain

Thành phần tạo nên

Cũng như bánh nướng, bánh dẻo cũng gồm hai phần: vỏ bánh và nhân bánh, ngoài ra còn có loại bánh dẻo không nhân

- Vỏ bánh: có màu trắng trong, sử dụng bột nếp rang chín, xay và rây mịn, thỉnh thoảng có thể thêm một phần tinh bột ngô, bột mì; nhào quyện chung với nước hoa bưởi, nước đường bánh dẻo và một chút dầu ăn loại không mùi, màu nhẹ giúp tránh cho bột bánh bị khô

f:id:monkwon994:20170826130436j:plain

So với nước đường bánh nướng cần quá cầu kỳ, vốn dĩ cần để rất lâu, thì nước đường làm bánh dẻo thực hiện đơn giản hơn, có thể dùng ngay, và không nhất thiết phải để lâu, có thể dùng làm bánh ngay sau khi đã nguội

Hiện nay, màu vỏ bánh dẻo trung thu có nhiều thay đổi. Song song với màu trắng truyền thống, vỏ bánh có nhiều vị và màu sắc thu hút hơn, với sự hỗ trợ của phẩm màu thực phẩm, bột trà xanh, lá dứa thơm...

- Nhân bánh: với đủ loại nguyên liệu thực phẩm làm chín từ trước, không cần chuẩn bị lò nướng, mà chỉ cần cách pha trộn nguyên liệu chính xác. Nhân bánh dẻo truyền thống thường có kiểu nhân đậu xanh (hoặc hạt sen) được làm nhuyễn sên đặc (có thể kèm lòng đỏ trứng muối), nhưng hiện nay đã đa dạng hơn rất nhiều. Cũng như bánh nướng, những chiếc bánh dẻo khác biệt về hương vị và phẩm chất không hẳn ở hình thức bên ngoài mà là ở nhân bánh. Có nhiều công thức như nhân đậu xanh và đường kính trắng; nhân đậu xanh và bột trà xanh; nhân đậu xanh và lòng đỏ trứng vịt muối; nhân đậu xanh và hạt sen; nhân thập cẩm với lạp xưởng, mứt bí, hạt bí, hạt dưa, vừng trắng…

f:id:monkwon994:20170826130453j:plain

Cách sử dụng và bảo quản

Bánh dẻo làm xong đạt chất lượng khi vỏ bánh có màu trắng trong đều, không bị hở nhân, hoa văn bề mặt sắc nét. Khi mới làm xong, bánh có độ dẻo khá cao nên nếu ăn ngay bánh sẽ hơi nhão, dính răng và vị ngọt hơi gắt, để một vài ngày sau sẽ ngon hơn vì khi đó cấu trúc bánh vừa dẻo vừa săn chắc, vỏ bánh trong hơn, hương vị thơm mát ngọt dịu hấp dẫn.

Khi mới sản xuất, bánh thường được bọc giấy bóng kính vừa tránh cho bánh khỏi bị khô, vừa vệ sinh, vừa ít nhiều thẩm mỹ. Bánh có thể để từ vài ngày cho đến vài tuần trong điều kiện thời tiết thông thường, nơi khô ráo thoáng mát, không cần phải bảo quản lạnh.

f:id:monkwon994:20170826130511j:plain

Xem thêm>> Những mẫu bánh trung thu đặc biệt Brodard

Bánh trung thu nướng truyền thống lâu đời

Tết Trung Thu đến, bên cạnh những chiếc lồng đèn xinh xắn, những trang trí đẹp mắt, người ta còn có truyền thống bày bánh trung thu cúng tổ tiên rồi sau đó thưởng thức bánh cùng gia đình mình. Bánh trung thu nướng là loại bánh được sử dụng rất phổ biến, là món bánh không thể thiếu vào Trung Thu bên cạnh bánh trung thu dẻo

f:id:monkwon994:20170826123919j:plain

Nguồn gốc

Bánh nướng hay bánh trung thu nướng có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó đã lan tỏa và phổ biến tại nhiều quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Ban đầu bánh trung thu sử dụng nguyên liệu chính là hồ đào nên được gọi là bánh hồ đào, sau đó thấy bánh có hình tròn như mặt trăng sáng ngời trên cao nên bánh có thêm tên là bánh nguyệt hay bánh trăng. Dần dần bánh đã trở thành biểu tượng của tết Trung Thu nên có tên là bánh trung thu

f:id:monkwon994:20170826124009j:plain

Hình dáng bên ngoài

Bánh trung thu nướng có hình dáng tròn hay vuông, trên mặt bánh có hình hoa văn từ khuôn bánh hay được in các dòng chữ, biểu tượng mang lời chúc tốt đẹp, hay là tên của thương hiệu bánh

f:id:monkwon994:20170826124031j:plain

Thành phần tạo nên

Bánh gồm hai phần: vỏ bánh và nhân bánh.

- Vỏ bánh: sau khi nướng có màu vàng nâu hay vàng đậm, nguyên liệu bao gồm bột mỳ, bột nở, nước đường bánh nướng, dầu ăn, nước tro tàu…

Trong đó, nước đường làm bánh là nguyên liệu quan trọng nhất trong việc quyết định độ ngọt, độ mềm, màu sắc và thời gian bảo quản bánh. Nước đường được chuẩn bị tương đối cầu kỳ hơn, phải đo lượng nước phù hợp với trọng lượng bánh khi làm, thường được nấu từ rất sớm làm nước để qua thời gian trở nên sậm màu, đặc sánh, đậm đà, giúp bánh mềm mại và có màu nâu vàng đẹp, càng để lâu bánh làm càng ngon, đường càng xuống màu đậm. Tuy chỉ cần nấu nước đường trước thời điểm làm bánh khoảng 2 tuần, có nhiều người đã nấu và tồn trữ nước đường thậm chí từ 1 đến 3 năm.

f:id:monkwon994:20170826124113j:plain

- Nhân bánh: cũng quan trọng không kém vỏ bánh. Nếu như ngày xưa chỉ sử dụng các nguyên liệu thập cẩm đơn giản để làm nhân bánh như mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng…, thì hiện nay càng trở nên phong phú, cao cấp hơn như thịt lợn quay, thịt gà quay, Giăm bông, thậm chí vi cá, yến sào. Cũng có loại nhân chay làm bằng đậu xanh mịn, dừa nạo sợi, hạt sen, đậu đen, đậu đỏ, nấm đông cô, cốm, bột trà xanh...Không thể có một thống kê đầy đủ nguyên phụ liệu làm nên hàng trăm loại nhân bánh nướng chay mặn đủ kiểu, và danh sách này dường như cũng được bổ sung không ngừng theo những cách tân sản phẩm trên thị trường bánh trung thu hiện nay.

f:id:monkwon994:20170826124129j:plain

Sử dụng và bảo quản bánh

Sau khi nướng, bánh thường được để nguội rồi bọc kín bằng giấy kiếng rồi bỏ vào trong hộp. Trong giai đoạn này, bánh còn rất cứng nên chưa ăn ngon, cần để vài ngày, bánh sẽ xuống dầu và có màu nâu bóng đẹp, mềm và thơm ngon hơn.

f:id:monkwon994:20170826124154j:plain

Bánh nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong thời hạn sử dụng do từng nhà sản xuất quy định. Tuy có thể được bảo quản lâu đến một tháng hay hơn, nhưng trong điều kiện khí hậu bình thường và không sử dụng các biện pháp bảo quản thực phẩm đặc biệt, bánh chỉ nên ăn trong vòng hai tuần là tối đa. Để quá lâu, bánh sẽ khét mùi dầu và có thể gây đầy bụng.

Những mẫu bánh trung thu đặc biệt hấp dẫn của Brodard

Brodard là thương hiệu đã có từ lâu đời, đã cho ra nhiều loại bánh hấp dẫn, mới lạ và thơm ngon. Trong những dịp tết Trung Thu, không khiến mọi người thất vọng, Brodard đã cho ra nhiều loại bánh mới có hương vị tuyệt vời kết hợp với các nguyên liệu độc đáo, tốt cho sức khỏe, đem lại ấn tượng khó quên trong lòng người thưởng thức

 

f:id:monkwon994:20170822125329j:plain

Bánh trung thu nhân khoai lang tím

Đây là dòng bánh mới nhất của Brodard, sử dụng khoai lang tím với hàm lượng tinh bột đầy dưỡng chất và tốt cho sức khỏe. Nhân bánh mềm mịn, mang chút “sắc tím” của khoai lang, vị ngọt thanh nhẹ vừa phải của “sen” kết hợp cùng vị bùi bùi của “trứng muối” – tất cả sẽ làm cho hương vị chiếc bánh càng đậm đà, thơm ngon hơn.

f:id:monkwon994:20170822124616j:plain

Bánh trung thu Tiramisu

Tiramisu là một loại bánh ngọt tráng miệng rất nổi tiếng của Italy, kết hợp giữa hương thơm của cà phê cùng kem phô mai. Brodard đã cho ra chiếc bánh trung thu nhân Tiramisu độc đáo, mới lạ có lớp vỏ ngoài đen bóng, mềm mại, nhân tiramisu bên trong thơm ngon, mang lại vị ngọt béo tan dần trên đầu lưỡi, là một món ăn khó có thể cưỡng lại được

f:id:monkwon994:20170822124650j:plain

Bánh trung thu Tiramisu trà xanh

Brodard cho ra dòng bánh Tiramisu trà xanh với nguyên liệu là bột trà xanh được nhập khẩu 100 % từ Nhật Bản. Chiếc bánh là sự hòa quyện hài hòa bởi vị thơm của sen, vị béo của phô mai và đặc biệt là sự thanh mát, sảng khoái của từ tinh chất trà xanh. Trà xanh có tác dụng giúp tỉnh táo, giảm stress, ngăn chặn và chữa trị nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, tiểu đường, hay răng miệng

f:id:monkwon994:20170822124716j:plain

Bánh trung thu Sen nho Cali

Nho khô đen Cali là loại trái cây rất bổ dưỡng, giúp giảm bệnh lý về tim mạch, ổn định huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chiếc bánh là sự hòa quyện giữa vị ngọt bùi của hạt sen, thơm béo của phô mai và vị ngọt thanh của những miếng nho khô nổi tiếng vùng Cali.

f:id:monkwon994:20170822124743j:plain

Những mẫu bánh trung thu đặc biệt hấp dẫn của Brodard sẽ mang đến bạn những trải nghiệm mới trong mùa trung thu sắp tới

Tham khảo thêm>> Bánh trung thu ở các nước Châu Á

Bánh trung thu ở các nước Châu Á

Bánh trung thu đã là món ăn truyền thống vào ngày tết Trung Thu, nó đại diện cho sự đoàn viên, ấm áp của thành viên trong gia đình dù ở mọi miền đất nước. Ở các nước Châu Á, tùy theo phong tục tập quán, mỗi nước đều có bánh trung thu riêng biệt cho mình

f:id:monkwon994:20170822100606j:plain

Bánh trung thu nướng, dẻo ở Việt Nam

Ở Việt Nam, bánh trung thu có hai loại, gồm bánh dẻo và bánh nướng, có hình tròn, hình vuông hoặc hình các con vật. Bánh dẻo không cần dùng lò nướng, mà chỉ pha trộn nguyên liệu theo cách chính xác. Vỏ bánh làm từ bộp nếp được rang, xay mịn, trộn đều cùng nước đường và nước hoa bưởi, nhân bánh là các loại nguyên liệu thực phẩm làm chín từ trước

f:id:monkwon994:20170822100504p:plain

Bánh nướng thì phải dùng lò nướng nhiều lần ở nhiệt độ khác nhau. Vỏ bánh làm từ bột mì, nước đường, dầu ăn. Nhân bánh có thể bao gồm đậu xanh, mứt, xá xíu, lạp xường, trứng muối, đường, dầu ăn, mỡ lợn, hạt sen, hạt dưa

f:id:monkwon994:20170822100530p:plain
Tham khảo thêm>> cách làm bánh trung thu pikachu

Bánh trung thu đoàn viên ở Trung Quốc

Trung Quốc là nơi bắt nguồn của bánh trung thu. Trong phong tục của người Trung Quốc, tết Trung Thu còn là tết Đoàn Viên nên những chiếc bánh trung thu của họ thường hình tròn, tượng trưng cho sự sự tròn đầy, đoàn tụ, bề mặt bánh thường in chữ ngụ ý tốt lành. Ngày nay, bánh trung thu có nhiều hình dạng hơn, bao gồm cả hình vuông, hình các con vật, và được làm bằng nhiều nguyên liệu mới lạ, thậm chí chia thành nhiều kiểu loại đặc trưng Quảng Đông, Tô Châu hay Bắc Kinh.

f:id:monkwon994:20170822101135j:plain

Bánh trung thu trăng khuyết Songpyeon ở Hàn Quốc

Bánh trung thu ở Hàn Quốc thường có hình trăng khuyết vì theo như người dân nước này quan niệm “ khuyết rồi sẽ tròn”, thể hiện sự sinh sôi, nảy nở của hạnh phúc. Loại bánh này có tên là Songpyeon, làm từ bột gạo trộn chung với nước ấm, có nhân đậu xanh, hạt mè, hạt dẻ và các nguyên liệu khác, quan trọng nhất là lá thông

f:id:monkwon994:20170822100714j:plain

Vào đêm Trung thu (Chuseok) cả gia đình sẽ ngồi lại với nhau để làm bánh. Mọi người đều cố gắng nắn ra những chiếc bánh xinh đẹp vì người Hàn Quốc tin rằng thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon vừa đẹp lại vừa ngon, sẽ gặp được bạn đời như ý, phụ nữ có gia đình thì sẽ sinh được con gái xinh xắn.

f:id:monkwon994:20170822100819j:plain

Bánh trung thu Tsukimi Dango của Nhật Bản

Nếu như ở Việt Nam, có hình ảnh chị Hằng Nga và chú Cuội thì ở Nhật Bản lại tin rằng có thỏ Ngọc ở trên mặt trăng, thường dùng chày giã bánh Tsukimi Dango.

Bánh Tsukimi Dango (thường gọi là Dango) là loại bánh trung thu truyền thống của người Nhật sẽ làm để bày ra cúng thần linh, tổ tiên vào ngày rằm tháng 8 cầu mong mùa lúa sắp tới vào mùa thu sẽ được bội thu.Bánh có nhiều hình dạng khác nhau tùy vào văn hoá phong tục của từng khu vực, có chỗ làm bánh hình tròn, có chỗ thì nặn hình chữ nhật, hình dẹt,… nhưng phổ biến nhất là bánh hình tròn.

f:id:monkwon994:20170822100908j:plain

Bánh sau khi làm xong được xếp thành tháp nhiều tầng, được bày theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là chiếc bình trang trí bằng cỏ susuki, sau đó họ đặt kế lên hiên nhà, hoặc gần bên cửa sổ. Sau khi cúng, người ta đem nướng sơ cho hơi giòn, rồi quết mật đường lên, ăn kèm với bột đậu nành Kinanko hay đậu đỏ, rồi nhấm nháp với tí trà xanh

f:id:monkwon994:20170822100934j:plain

Bánh trung thu Hopia ở Philippines

Bánh trung thu ở Philippines thường được gọi là Hopia (bánh nướng ngon), giống bánh trung thu ở Việt Nam, không nhiều màu sắc, hoa văn cầu kỳ nhưng vô cùng hấp dẫn bởi phần nhân phong phú, gồm nhiều "phiên bản" như hopiang mungo (bán nướng đậu xanh), hopiang baboy (bánh nướng thịt heo), hopiang Hapon (Bánh nướng Nhật Bản), hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím)...Theo quan niệm của người dân Philippines, hình dạng của bánh thường là hình tròn vì để tượng trưng cho sự may mắn

f:id:monkwon994:20170822100956j:plain

Bánh trung thu ngàn lớp ở Đài Loan

Bên cạnh những chiếc bánh trung thu truyền thống tương tự ở Trung Quốc thì tại Đài Loan người ta còn dùng bánh trung thu ngàn lớp, loại bánh trung thu cách tân phổ biến nhất. Lớp vỏ bánh trung thu tạo thành từng lớp giòn tan. Còn nhân bánh trung thu lại ngọt dẻo tạo ra sự kết hợp thú vị khác lạ so với bánh trung thu truyền thống

f:id:monkwon994:20170822101024j:plain

Bánh trung thu dẻo nhân sầu riêng ở Singapore

Do người Hoa sinh sống ở Singapore khá đông nên văn hoá của họ cũng chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Quốc, vì thế trước đây bánh trung thu ở Singapore cũng chỉ là những chiếc bánh nướng truyền thống vị ngọt của Trung Quốc. Ngày nay, Singapore nổi tiếng về bánh trung thu dẻo nhân sầu riêng, được biến tấu từ bánh da tuyết của Trung Quốc, có nhiều màu phong phú.

f:id:monkwon994:20170822101323j:plain

Bánh trung thu tuyết ở Malaysia

Cũng giống với Singapore, ngoài bánh truyền thống ở Malaysia còn có bánh trung thu với hình dạng khác nhau như bánh hình sò biển, bông hoa, ngôi sao,… và đặc biệt có rất nhiều màu.

f:id:monkwon994:20170822101347j:plain

Bên cạnh đó, còn có bánh Trung thu lạnh hay còn gọi là bánh Trung thu tuyết với nhân và vỏ lạnh mang đến một cảm giác hoàn toàn khác lạ cho người thưởng thức, lớp vỏ được làm bằng bánh dẻo, cùng phần nhân là viên chocolate có thạch trái cây thơm mát, ngọt nhẹ. Được giữ lạnh, bánh mang đến cảm giác ngọt dịu, dễ chịu.

f:id:monkwon994:20170822101406j:plain

Bánh trung thu nhân sầu riêng và trứng muối Thái Lan

Bánh trung thu ở Thái Lan cũng giống như ở Việt Nam nhưng có phần mỏng hơn, dẹt hơn. Nhân phổ biến ở Thái Lan là nhân sầu riêng, có thêm 1-2 trứng muối đỏ tượng trưng

f:id:monkwon994:20170822101439j:plain

Bánh trung thu ở các nước Châu Á đều có các loại bánh khác nhau nhưng loại nào cũng có hương vị đặc trưng, thơm ngon, gây ấn tượng tốt trong lòng người thưởng thức