Bánh trung thu nướng truyền thống lâu đời

BÁNH TRUNG THU SÔNG ĐÁY

Tết Trung Thu đến, bên cạnh những chiếc lồng đèn xinh xắn, những trang trí đẹp mắt, người ta còn có truyền thống bày bánh trung thu cúng tổ tiên rồi sau đó thưởng thức bánh cùng gia đình mình. Bánh trung thu nướng là loại bánh được sử dụng rất phổ biến, là món bánh không thể thiếu vào Trung Thu bên cạnh bánh trung thu dẻo

f:id:monkwon994:20170826123919j:plain

Nguồn gốc

Bánh nướng hay bánh trung thu nướng có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó đã lan tỏa và phổ biến tại nhiều quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Ban đầu bánh trung thu sử dụng nguyên liệu chính là hồ đào nên được gọi là bánh hồ đào, sau đó thấy bánh có hình tròn như mặt trăng sáng ngời trên cao nên bánh có thêm tên là bánh nguyệt hay bánh trăng. Dần dần bánh đã trở thành biểu tượng của tết Trung Thu nên có tên là bánh trung thu

f:id:monkwon994:20170826124009j:plain

Hình dáng bên ngoài

Bánh trung thu nướng có hình dáng tròn hay vuông, trên mặt bánh có hình hoa văn từ khuôn bánh hay được in các dòng chữ, biểu tượng mang lời chúc tốt đẹp, hay là tên của thương hiệu bánh

f:id:monkwon994:20170826124031j:plain

Thành phần tạo nên

Bánh gồm hai phần: vỏ bánh và nhân bánh.

- Vỏ bánh: sau khi nướng có màu vàng nâu hay vàng đậm, nguyên liệu bao gồm bột mỳ, bột nở, nước đường bánh nướng, dầu ăn, nước tro tàu…

Trong đó, nước đường làm bánh là nguyên liệu quan trọng nhất trong việc quyết định độ ngọt, độ mềm, màu sắc và thời gian bảo quản bánh. Nước đường được chuẩn bị tương đối cầu kỳ hơn, phải đo lượng nước phù hợp với trọng lượng bánh khi làm, thường được nấu từ rất sớm làm nước để qua thời gian trở nên sậm màu, đặc sánh, đậm đà, giúp bánh mềm mại và có màu nâu vàng đẹp, càng để lâu bánh làm càng ngon, đường càng xuống màu đậm. Tuy chỉ cần nấu nước đường trước thời điểm làm bánh khoảng 2 tuần, có nhiều người đã nấu và tồn trữ nước đường thậm chí từ 1 đến 3 năm.

f:id:monkwon994:20170826124113j:plain

- Nhân bánh: cũng quan trọng không kém vỏ bánh. Nếu như ngày xưa chỉ sử dụng các nguyên liệu thập cẩm đơn giản để làm nhân bánh như mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng…, thì hiện nay càng trở nên phong phú, cao cấp hơn như thịt lợn quay, thịt gà quay, Giăm bông, thậm chí vi cá, yến sào. Cũng có loại nhân chay làm bằng đậu xanh mịn, dừa nạo sợi, hạt sen, đậu đen, đậu đỏ, nấm đông cô, cốm, bột trà xanh...Không thể có một thống kê đầy đủ nguyên phụ liệu làm nên hàng trăm loại nhân bánh nướng chay mặn đủ kiểu, và danh sách này dường như cũng được bổ sung không ngừng theo những cách tân sản phẩm trên thị trường bánh trung thu hiện nay.

f:id:monkwon994:20170826124129j:plain

Sử dụng và bảo quản bánh

Sau khi nướng, bánh thường được để nguội rồi bọc kín bằng giấy kiếng rồi bỏ vào trong hộp. Trong giai đoạn này, bánh còn rất cứng nên chưa ăn ngon, cần để vài ngày, bánh sẽ xuống dầu và có màu nâu bóng đẹp, mềm và thơm ngon hơn.

f:id:monkwon994:20170826124154j:plain

Bánh nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong thời hạn sử dụng do từng nhà sản xuất quy định. Tuy có thể được bảo quản lâu đến một tháng hay hơn, nhưng trong điều kiện khí hậu bình thường và không sử dụng các biện pháp bảo quản thực phẩm đặc biệt, bánh chỉ nên ăn trong vòng hai tuần là tối đa. Để quá lâu, bánh sẽ khét mùi dầu và có thể gây đầy bụng.